GIẢI THÍCH HIỆN TƯỢNG PHA SỮA CÓ CẶN, NGUYÊN NHÂN VÀ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỨC KHỎE CỦA TRẺ
Một trong những vấn đề thường gây lo lắng và thắc mắc cho các bậc phụ huynh khi pha sữa cho con là tình trạng xuất hiện "cặn" dưới đáy cốc hoặc bám trên thành cốc.
Một số khách hàng Vườn Của Bé, khi sử dụng sản phẩm sữa bột từ các thương hiệu nổi tiếng như Hikid , Aptamil , Meiji , Enfagrow hay Popote Pháp... cũng gặp phải hiện tượng này và tự hỏi liệu điều đó có ảnh hưởng gì đến sức khỏe hay quá trình hấp thu của trẻ?
Trên thực tế, hiện tượng này không phải lỗi của sản phẩm mà nó xuất phát từ tính chất của các thành phần dinh dưỡng trong sữa, đặc biệt là các khoáng chất cần thiết trong việc phát triển chiều cao và xương khớp cho trẻ.
🌈 NGUYÊN NHÂN GÂY RA CẶN TRONG SỮA
Sữa công thức gồm nhiều thành phần cần thiết cho sự phát triển toàn diện của trẻ, đặc biệt là các khoáng chất như canxi , kẽm , phospho ,... Đây là những dưỡng chất quan trọng, không thể thiếu đối với sự phát triển hệ xương và giúp tăng chiều cao cho trẻ. Tuy nhiên, các khoáng chất này lại khó tan hoàn toàn trong nước, nhất là khi sữa pha ở nhiệt độ không đủ cao hoặc không được khuấy đều.
Một ví dụ tiêu biểu là dòng sữa Hikid, sản phẩm nổi tiếng với công thức giàu canxi cho trẻ phát triển chiều cao vượt trội và được nhãn hàng hướng dẫn có thể pha ở nhiệt độ thường. Canxi là một khoáng chất khó tan trong nước, vì vậy, khi pha sữa có thể xuất hiện một lớp cặn dưới đáy cốc. Đây là các muối khoáng canxi và phospho kết tụ lại, không tan hoàn toàn trong nước nhưng lại là những thành phần dinh dưỡng quan trọng đối với sự phát triển của hệ xương trong cơ thể.
🌈 LIỆU CẶN SỮA CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ HẤP THU DINH DƯỠNG?
Một mối lo ngại khác mà nhiều cha mẹ thường đặt ra là liệu những khoáng chất không tan này có được hấp thu tốt bởi cơ thể khi uống hay không. Trên thực tế, khả năng hấp thu dinh dưỡng của cơ thể trẻ không phụ thuộc vào việc khoáng chất có tan hoàn toàn trong nước hay không. Bởi, cả người lớn lẫn trẻ em đều tiêu thụ một lượng các khoáng chất không tan mỗi ngày, và cơ thể vẫn hấp thu chúng thông qua môi trường dịch vị dạ dày. Điều này đã được khoa học chứng minh qua nhiều nghiên cứu.
Ví dụ, sữa Aptamil nổi tiếng với hàm lượng Prebiotics và khoáng chất hỗ trợ hệ tiêu hóa và hệ miễn dịch. Mặc dù khi pha, cặn sữa có thể xuất hiện, quá trình hấp thu dưỡng chất khi sữa vào cơ thể vẫn diễn ra bình thường nhờ vào dịch vị dạ dày có khả năng hòa tan các khoáng chất khó tan này.
🌈 KHUYẾN NGHỊ KHI SỬ DỤNG CÁC SẢN PHẨM SỮA BỘT
Để đảm bảo trẻ hấp thu đầy đủ dưỡng chất và hạn chế tối đa lượng cặn, ba mẹ cần tuân thủ đúng hướng dẫn pha sữa (liều lượng, nhiệt độ nước, lắc hoặc khuấy đều) để hòa tan các thành phần, giúp trẻ nhận đủ dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển toàn diện.
Như vậy, hiện tượng pha sữa có cặn không phải là điều bất thường hay sai sót trong quá trình sản xuất. Nó là hệ quả tự nhiên của những thành phần khoáng chất khó tan trong nước nhưng lại dễ dàng hấp thu khi được đưa vào dạ dày. Các dòng sữa như Hikid, Aptamil, Meiji, Popote hay Enfagrow... đều chứa các khoáng chất thiết yếu này nên việc xuất hiện cặn khi pha sữa là hoàn toàn bình thường và ba mẹ không cần lo lắng về khả năng hấp thu dinh dưỡng của bé nhé ạ!
•——————༺༻——————•
💌 Hẹn gặp ba, mẹ tại cửa hàng hoặc chốt đơn siêu tốc trên các kênh online của Vườn Của Bé để sở hữu vô vàn sản phẩm chất lượng với giá siêu ưu đãi:
▪️ Fanpage Vườn Của Bé: https://www.facebook.com/hethongvuoncuabe
▪️ Ứng dụng Vườn Của Bé: https://bit.ly/appvcb
▪️ Website: https://vuoncuabe.vn/
▪️ Hotline (zalo, call): 0912.677.022- 0979.677.022